Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Chế độ ăn dành cho người bị viêm loét dạ dày- tá tràng

Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Ở các nước đang phát triển ước tính tỷ lệ bệnh khoảng 10%, hàng năm con số này tăng lên khoảng 0,2%. Ở Việt Nam theo điều tra trong những năm gần đây bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa; bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là tăng tiết acid.

bệnh viêm loét dạ dày

Dạ dày có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa nói chung và quá trình hấp thu dinh dưỡng nói riêng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non.

Chế độ ăn trong bệnh dạ dày nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành.

1. Các thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày:

Nấu chín, ninh nhừ thức ăn. Nên ăn các thức ăn mềm để giảm sự kích thích co bóp của niêm mạc dạ dày.

Nhiệt độ của thức ăn có ảnh hưởng đến sự kích thích của dạ dày: không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì thức ăn này có thể sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn, thức ăn nóng hơn sẽ làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và tăng co bóp. Nhiệu độ để tiêu hóa thức ăn và hấp thu là 40 – 500 C.

Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của dạ dày: thức ăn đặc quá sẽ làm men tiêu hóa khó thấm vào thức ăn. Thức ăn quá lỏng men tiêu hóa sẽ bị phá loãng, làm cho sự tiêu hóa kém. Vì vậy, không nên ăn thức ăn quá khô cũng không nên ăn quá nhiều canh hoặc uống nhiều nước trong bữa ăn. Lượng nước canh trong bữa ăn thích hợp nhất từ 100 – 200 ml.

Chống tăng tiết dịch vị:
  • Nên chia thức ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ (4 – 5 bữa/ ngày), tránh để đói quá hoặc ăn no quá.
  • Trong khi ăn nên nhai kỹ, ăn chậm để thức ăn xuống đến dạ dày một cách từ từ.
  • Tránh ăn các thức ăn có chất kích thích như hạt tiêu, ớt…

Hạn chế protid ở mức tối thiều của nhu cầu của người bình thường.

Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay.

Khi có biến chứng chảy máu, không nhịn ăn, nên ăn các thức ăn lỏng như cháo xay, súp xay, sữa…

2. Cách lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng:

Những thực phẩm nên dùng:
  • Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày.
  • Thực phẩm giàu đạm: thịt nạc, cá. Nên chế biến luộc, hấp, om sẽ dễ hấp thu hơn.

trứng tốt cho bệnh nhân dạ dày

Trứng sữa có tác dụng tốt trong bệnh dạ dày – tá tràng.

  • Rau củ non chế biến chín.
  • Tinh bột và các thực phẩm ít mùi vị như: cháo, cơm, bánh mỳ và các loại khoai củ ấu chín hoặc hầm nhừ.
  • Dầu thực vật với số lượng ít.
  • Những thực phẩm nên hạn chế hoặc không nên dùng:
  • Thức ăn nhiều mùi vị chất thơm như thịt quay, thịt cá nướng và thức ăn rán nhiều dầu mỡ.


Nên tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Các loại thịt nguội chế biến sẵn: dăm bông lạp sườn, xúc xích và các loại nước sốt thịt các đậm đặc.
  • Thức ăn có vị chua: sữa chua, dưa muối, cà muối.
bệnh nhân dạ dày nên hạn chế thức ăn muối có vị chua

Các thức ăn muối có vị chua ảnh hưởng không tốt đến dạ dày
  • Thức ăn cứng, nhiều xơ dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày như thịt nhiều gân, sụn, rau già, quả sống…
  • Các loại rau quả chua, quả chứa nhiều men tiêu hóa: dứa, đu đủ, chuối tiêu…
  • Không uống chè đặc, cà phê đặc, tuyệt đối không uống rượu và hút thuốc lá.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Trẻ còn nhỏ nên cho bú sữa mẹ, cho trẻ bú nhiều lần. Đối với trẻ lớn không nên ăn chan canh vì như vậy trẻ không chịu nhai mà chỉ nuốt chửng gây nặng gánh cho dạ dày.

Loét dạ dày tá tràng (DDTT) là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Ở MỸ tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày - tá tràng chiếm khoảng 3,5-14.7% và vị trí viêm loét dạ dày- tá tràng thường gặp hơn loét dạ dày đơn thuần gấp 5 lần. Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Phạm Trung Dũng ờ Bệnh viện Nhi Đồng I thì tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày - tá tràng với nhiễm Helicobacter Pylori trên bệnh nhi vào viện từ tháng 11/96- 11/97 là 44,4%. Theo John J Herbst trẻ em bị viêm loét dạ dày - tá tràng thường gặp từ 5 tuổi trở lên và ở vị trí vết loét tá tràng cao hơn loét dạ dày gấp 5 lần.

1. Nguyên nhân

Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori là nguyên nhân quan trọng của loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em, đặc biệt ở bệnh tái phát.

Bệnh thường xẩy ra ở các nước đang phát triển và có mối liên quan với tình trạng kinh tế xã hội thấp, nguồn nước bị ô nhiễm, văn hoá thấp, tập quán nhai cơm, ăn cơm sớm (trước 2 tuổi), mớm cơm cho trẻ đều dẫn đến lây truyền giữa các thành viên trong gia đình.

Theo Honda M, ở Hàn Quốc thì tỉ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em có mối tương quan nghịch với tình trạng kinh tế xã hội , mặc dầu ở người lớn tỷ lệ nhiễm H. pylori cao và không bị ảnh hưởng bới tình trạnh kinh tế xã hội. Do đó người ta nhận thấy rằng nhiễm H.pylori chủ yếu mắc trong thời kỳ thơ ấu, và các nghiên cứu đều cho rằng nhiễm H.pylori giống như hầu hết các nhiễm khuẩn đường ruột khác xảy ra chủ yếu trong thời kỳ trẻ.

dinh dưỡng trẻ em bị dạ dày tá tràng
Hình minh họa


Trẻ em suy dinh dưỡng. Theo Honda M thì bệnh nhi có chỉ số cân nặng/tuổi <75% thì bị loét nhiều hơn trẻ có chỉ số cân nặng/tuổi >75% (Theo Watterlow).
Một số nghiên cứu ở Nicaragoa cho thấy trẻ được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, beta- caroten, vitamin c thì có tỷ lệ nhiễm H.pylori thấp hơn. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy vai trò của sữa mẹ có tác dụng phòng ngừa được nhiễm H. pylori vì sữa mẹ có thê ức chế H.pylori.

2. Triệu chứng lâm sàng

- Đau bụng có liên quan đến bữa ăn, đau từng cơn, đau ở vùng thượng vị.
- Nôn máu, hoặc đi ngoài ra máu đen.
- ăn kém, ăn không tiêu, trướng bụng.
- Nội soi có viêm dạ dày dạng cục (Nodule).

3. Nguyên tắc thực hiện chê độ ăn cho trẻ loét dạ dày - tá tràng

- Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ: Vitamin, vi chất, muối khoáng theo tuổi, cân nặng.
- Chia nhỏ bữa ăn, ăn thức ăn nấu nhuyễn nghiền nát, sử dụng rau củ không dùng rau có lá nhiều chất xơ.
- Không cho trẻ ăn cơm sớm.
- Trong bữa ăn, không vừa ăn vừa uống nhất là sử dụng đồ uống có ga.
- Sử dụng nguồn protein từ thịt (nạc vai lợn, lườn gà), trứng (hấp, dạng kem caramen, xúp), sữa.
- Sử dụng nguồn vitamin từ rau củ ( khoai tây, khoai lang nhiều beta-caroten và vitamin c....)
- Trẻ còn nhỏ nên cho bú sữa mẹ, cho trẻ bú nhiều lần. Đối với trẻ lớn không nên ăn chan canh vì như vậy trẻ không chịu nhai mà chỉ nuốt chửng gây nặng gánh cho dạ dày.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Cây thuốc quý chữa bệnh đau, viêm dạ dày

Tình cờ có lần đến nhà anh bạn là cán bộ xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, tôi thấy một cây lạ mọc um tùm bên giếng nước. Chủ nhà cho biết đây là “vị cứu tinh” chữa bệnh đau viêm dạ dày (do uống nhiều rượu) trong những năm dạy học ở miền núi Tây Giang, nên “cây thuốc của đồng bào dân tộc đã theo thầy giáo về xuôi”. Chỉ cần rửa sạch và nhai sống vài ba lá tươi với một hạt muối là cắt cơn đau liền.

Một lần khác, tại một buổi tiệc cuối năm, tôi gặp cậu em ruột của ông anh cột chèo với tôi, cho biết anh bị viêm loét dạ dày, bệnh viện xét nghiệm nhiều lần, xác định là do vi khuẩn Helicobacter Pylory, nhưng “uống thuốc mấy năm trời tốn hàng đống tiền” vẫn không khỏi, sau nhờ ông bố vợ đi buôn ở miền núi đem về một cây thuốc của đồng bào dân tộc (tôi được cho xem mẫu đúng là cây thuốc nói ở trên), chỉ cần lấy vài lá tươi rửa sạch ăn với chút muối, dùng một thời gian, thế là khỏi hẳn. Kinh nghiệm này đã được một cán bộ ở Chi cục Thuế Hòa Vang có mặt trong buổi tiệc xác nhận là đúng và cho biết đã mách miệng nhiều người dùng, phần lớn bệnh nhân đều khỏi bệnh.

cây thuốc quý chữa bệnh viêm dạ dày

Tôi đã gửi mẫu cây thuốc đó cho TS.Võ Văn Chi – tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam để định danh. Thầy Chi trả lời: “Vì cây chưa có hoa nên khó xác định chính xác. Nhưng căn cứ vào màu lá, gân trắng ở giữa và ở cả 2 bên, có thể là Sanchezia speciosa (tạm phiên âm là cây Xăng-sê) thuộc họ Ô rô – Acanthaceae. Hiện chưa có tài liệu về việc sử dụng các loài Sanchezia làm thuốc”.
Rất may, trong đợt đi tìm thuốc nam vào đầu năm 2011, khi đến Thoại Nam Phật đường ở Duy Xuyên, tôi gặp lại cây này trong vườn chùa đang trổ hoa. Một cô ở chùa cho biết nhờ cây này mà có người em đau dạ dày và đại tràng triền miên, chữa đông tây nam bắc đủ thứ không khỏi, nay đã đỡ hẳn mấy năm nay. Hỏi cách dùng, ngoài việc ăn sống còn có thể sắc lá khô thay nước chè uống hằng ngày.

Tấm ảnh cây thuốc đang ra hoa đã thành “căn cước” để tôi kết luận chính xác là cây Sanchezia speciosa mà thầy Chi đã nghi ngờ. Và đúng như thầy Chi nói, chúng tôi tra cứu trên mạng tiếng Anh, tiếng Hoa đều thấy cây này trong danh mục cây cảnh, nhưng chưa thấy ở đâu nói đến làm thuốc.

Tình cờ khi đang viết dở bài này, một thạc sĩ ở Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng, đến nhà tôi cho biết từng được một người mách và cho cây thuốc về trồng lấy lá ăn sống chữa hết chứng viêm đại tràng mạn tính. Tôi liền lấy ảnh cây Xăng-sê cho xem và được vị giảng viên vốn là bác sĩ ngoại khoa nhưng rất đam mê thuốc nam này xác định đúng cây thuốc đã dùng.

Thiết nghĩ, rất có thể cây Xăng-sê là cây thuốc mới chữa bệnh đường ruột khá hiệu quả, mong các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu kết luận về tính năng chữa bệnh của cây này để bổ sung kho tàng tri thức về cây thuốc của loài người.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Quả mơ chữa đau dạ dày

Nước cất hạt mơ có tác dụng chữa ho, khó thở, nôn mửa, đau dạ dày. Loại thuốc này có độc nên mỗi lần chỉ được dùng 0,5 đến 2 ml, mỗi ngày không uống quá 6 ml.

chữa đau dạ dày bằng quả mơ

Mơ còn gọi là hạnh, khổ hạnh nhân, mai. Trong thịt quả mơ có nhiều chất hữu cơ, đường, vitamin C… nên có tác dụng giải khát, làm giảm lượng mồ hôi và lượng muối mất đi do ra mồ hôi, tăng sức dẻo dai trong hoạt động của con người. Từ quả mơ, người ta có thể chế biến thành ô mai mơ, rượu mơ, xirô mơ, dầu hạt mơ, nước cất hạt mơ…, tất cả đều rất có lợi cho sức khỏe. Cách làm như sau:

Ô mai mơ: Chọn những quả mơ thật già (vỏ vàng) đem về phơi ở nơi mát trong vài ngày cho đến khi héo, sau đó đun nước sôi, cho quả mơ vào cho đến khi vỏ nhăn lại, cho vào chõ đồ rồi mang phơi, làm như vậy 6-7 lần cho đến khi quả mơ tím đen là được. Cũng có thể làm ô mai mơ bằng cách cho vào lò sấy bằng than củi (nhiệt độ không quá 40 độ C); khi khô và hơi có màu vàng đen thì cất vào kho để một thời gian cho ngả màu đen là được.

Chế ô mai mơ với muối bằng cách: Phơi quả mơ đến khi héo, dùng muối xát đều, sau đó cho vào vại (không đổ nước), sau 3 ngày 3 đêm thì bỏ ra phơi cho tái rồi lại cho vào vại muối lần thứ hai, thêm 1 ngày 1 đêm nữa rồi phơi cho thật khô, muối sẽ bám vào quả mơ tạo thành một lớp trắng. Cũng cách muối này, người ta còn có thể cho thêm gừng, cam thảo.

Ô mai mơ được dùng làm thuốc chữa ho, hen suyễn với liều 3-6 g, ngậm hoặc sắc uống. Một số đơn thuốc có dùng ô mai mơ:

Chữa giun chui ống mật, đau bụng do giun đũa, viêm đại tràng mãn tính do lỵ: Ô mai 5 quả, tế tân 4 g, can khương, quế chi, phụ tử chế, xuyên tiêu mỗi thứ 8 g; hoàng bá, đương quy, hoàng liên, đẳng sâm mỗi thứ 12 g. Tất cả tán bột, trộn mật ong làm viên hoàn, ngày uống 12 g chia làm 3 lần, hoặc có thể làm thang sắc uống.

Chữa giun chui ra mồm, mũi: Ô mai 2 quả đun cùng với 300 ml nước, để sôi trong 30 phút, thêm đường cho vừa ngọt, uống trước khi đi ngủ.

Xirô mơ: Mơ chín rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho vào bình kín, cứ một lớp mơ lại rắc một lớp đường, đậy kín. Nước xirô mơ có tác dụng giải khát, tăng cường sức khỏe.

Rượu mơ: Mơ chín rửa sạch, để ráo nước, cho vào bình kín, cứ 1 kg mơ cho một lít rượu 50 độ, ngâm khoảng một tháng trở lên. Rượu mơ có tác dụng giúp ăn ngon, giải khát, ngày uống 30-60 ml pha với nước.

Ngoài ra, dầu hạt mơ còn được dùng làm thuốc bổ và thuốc nhuận tràng, thuốc bôi trừ nẻ, bôi cho tóc trơn và bóng. 

Ô mai mơ được dùng làm thuốc chữa ho, hen suyễn với liều 3-6 g, ngậm hoặc sắc uống. Một số đơn thuốc có dùng ô mai mơ:

Chữa giun chui ống mật, đau bụng do giun đũa, viêm đại tràng mãn tính do lỵ: Ô mai 5 quả, tế tân 4 g, can khương, quế chi, phụ tử chế, xuyên tiêu mỗi thứ 8 g; hoàng bá, đương quy, hoàng liên, đẳng sâm mỗi thứ 12 g. Tất cả tán bột, trộn mật ong làm viên hoàn, ngày uống 12 g chia làm 3 lần, hoặc có thể làm thang sắc uống.

Chữa giun chui ra mồm, mũi: Ô mai 2 quả đun cùng với 300 ml nước, để sôi trong 30 phút, thêm đường cho vừa ngọt, uống trước khi đi ngủ.

Xirô mơ: Mơ chín rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho vào bình kín, cứ một lớp mơ lại rắc một lớp đường, đậy kín. Nước xirô mơ có tác dụng giải khát, tăng cường sức khỏe.

Rượu mơ: Mơ chín rửa sạch, để ráo nước, cho vào bình kín, cứ 1 kg mơ cho một lít rượu 50 độ, ngâm khoảng một tháng trở lên. Rượu mơ có tác dụng giúp ăn ngon, giải khát, ngày uống 30-60 ml pha với nước.

Ngoài ra, dầu hạt mơ còn được dùng làm thuốc bổ và thuốc nhuận tràng, thuốc bôi trừ nẻ, bôi cho tóc trơn và bóng.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Rau gia vị tẩy giun, trị đau dạ dày

Cây rau gia vị quen thuộc như mùi tàu, thì là, cây mơ lông kết hợp với một số vị khác chữa đầy hơi, sốt rét, trị giun, đau dạ dày hiệu quả.
cây gia vị chữa bệnh đau dạ dày
Cây mùi tàu
Trị chứng ăn không tiêu: Khi bị lạnh bụng, ăn không tiêu, đầy trướng bụng thì lấy 50g rau mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ, 1 củ gừng tươi nhỏ rửa sạch giã nát. Hai thứ trên cho vào niêu đất, đổ 3 bát nước (bát ăn cơm) sắc khi còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày. Mỗi lần uống cách nhau 4 tiếng.
Trị chứng chướng khí, thở mệt: Lấy rau mùi tàu tươi rửa sạch, phơi khô nơi thoáng mát. Mỗi lần sắc 30 – 40g với 2 bát nước còn 2/3 bát thì chia uống làm 2 lần.
Trị chứng đầy hơi: Khi bị đầy hơi, cảm sốt lấy 10 16g rau mùi tàu rửa sạch, vò nát hãm như hãi chè tươi, chia uống nhiều lần trong ngày.
Trị chứng sổ mũi, sốt nhẹ do nhiễm lạnh: Lấy 20g rau mùi tàu rửa sạch, thái khúc, 30g thịt bò băm nhỏ, vài lát gừng tươi. Đem nấu chín với 400ml nước. Món này ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu. Sau khi ăn xong, đắp chăn kín cho ra mồ hôi sẽ khỏi.
Cây thìa là (thì là)
Bổ tỳ, bổ thận: Dùng cây rau thìa là luộc chín, trộn với dầu, muối, ăn kiên trì sẽ có kết quả tốt.
Chữa chứng tỳ yếu, thận suy: Dùng 50g quả thìa là sắc với 300ml nước, còn 100ml thì chia uống trong ngày mỗi lần uống khoảng 30 – 50ml. Kiên trì dùng liên tục 5 – 7 ngày sẽ cho kết quả tốt.
Chữa chứng sốt rét: Khi bị sốt rét, nhất là sốt rét ác tính lấy ngay hạt thìa là tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống hoặc sắc lên uống cũng có công hiệu.
Chữa chứng đái rắt: Khi đi tiểu thấy đau buốt, tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm, lượng nước tiểu ít thì dùng một nắm thìa là, tẩm với nước muối, sao vàng, tán bột mịn, dùng bánh dầy chấm với bột này ăn rất tốt.
Chữa chứng đờm ứ trệ, tiêu hóa kém: Dùng 3 – 4g hạt thìa là nhai thật kỹ rồi nuốt cả nước lẫn bã.
Cây mơ lông
Trị chứng kiết lỵ mới phát hoặc kiết lỵ lâu ngày: Nếu bị lỵ mới phát thì lấy 1 nắm lá mơ, 1 nắm lá phèn đen rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vảy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, ngày 2 – 3 lần.
Nếu bị lỵ lâu lấy 1 nắm lá mơ tươi lau bằng khăn sạch thái nhỏ, đập 1 quả trứng gà trộn đều, bọc lá chuối nướng chín, hoặc cho lên chảo rang khô, không cho gia vị. Ăn ngày 3 lần, ăn liên tục vài ngày là khỏi.
Hoặc lá mơ lông 20g, cỏ phượng vĩ 20g, hạt cau 25g, cỏ sữa lá nhỏ 100g, rau sam 100g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày.
Trị chứng tiêu chảy do nóng: Lá mơ 16g, nụ sim 8g, sắc với 500ml nước còn 200ml chia uống 2 lần trong ngày.
Trị giun: nếu bị giun kim, giun đũa thì lấy 50 lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, cho ít muối uống vào buổi sáng lúc đói rất hiệu nghiệm. Ngoài ra có thể lấy 30g lá rau mơ tươi (cả lá và ngọn) rửa sạch, cho thêm 50ml nước sôi để nguội, thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ sẽ trị được giun kim.
Trị chứng bí tiểu tiện: sỏi thận gây bí tiểu thì lấy rau mơ sắc uống ngày vài lần cho kết quả tốt.
Trị chứng đau dạ dày: Lấy khoảng 20 – 30g lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 1 lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Đau dạ dày không nên ăn những gì

Đau dạ dày đông y gọi là vị quản thống là chỉ đau ở vùng thượng vị. Đau dạ dày thường do một số nguyên nhân chính gây nên như: khí trệ, hỏa uất, huyết ứ, hư hàn. Đau dạ dày ngoài việc điều trị bằng thuốc, thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Một số thực phẩm khi ăn có thể có lợi cho dạ dày, tuy nhiên một số thực phẩm khác khi ăn lại cho hại cho dạ dày. Dưới đây là một số thực phẩm cần tránh đối với những người bị đau dạ dày.

thực phẩm người bệnh dạ dày nên kiêng


Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Những người bị đau dạ dày nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ. Các loại thực phẩm này luôn chứa nhiều chất béo. Thực phẩm giàu chất béo có thể khiến bạn bị tiêu chảy.

Hành tây chưa nấu chín

Hành tây có chứa các chất dinh dưỡng phong phú, giúp bảo vệ tim cho cơ thể con người. Tuy nhiên, lượng hành tây sống cũng có thể gây đau bụng. Do đó nếu ăn hành tây cần phải nấu chín để loại bỏ những chất độc hại.

Súp lơ xanh và cải bắp sống

Súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi bạn ăn sống hai loại rau này. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi ăn.

Cà phê

Trong cà phê có chứa nhiều cafein là một chất kích thích, người đau dạ dày không nên dùng.

Chè đặc

Đối với người bình thường, chè xanh rất tốt cho sức khỏe, nhưng lại có hại đối với người bị đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên. Đặc biệt không nên uống chè xanh đặc vào lúc đói.

Sô cô la

Đối với những người đau dạ dày nên kiểm soát lượng sô cô la vì nếu ăn quá nhiều sô cô la có thể thể gây ra hiện tượng chảy ngược của dịch vị trong dạ dày.

Nước cam

Nước cam ép có tính axit có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm. Nếu người đau dạ dày uống nước cam, đường tiêu hóa có chứa nhiều axit, có thể gây đau bụng. Bên cạnh đó, nước chanh cũng có thể gây tiêu chảy ở các bệnh nhân bị bệnh đường ruột, đau dạ dày.

Quả đào

Quả đào vừa ngon vừa có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đào chứa hàm lượng sắt phong phú, có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu cho cơ thể con người. Các pectin có trong đào cũng có thể ngăn ngừa táo bón cho con người. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đau dạ dày, nếu ăn đào có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, ăn quá nhiều đào có thể gây đầy bụng.

Ớt

Ớt tốt cho tiêu hóa đối với người bình thường, nhưng trong ớt có chứa một alcaloit có vị rất cay và nóng, nó sẽ khiến bệnh đau dạ dày nặng thêm. Vì vậy người đau dạ dày không nên ăn ớt.

Kem

Mùa hè, nếu đau dạ dày bạn nên tránh kem. Hàm lượng chất béo trong kem rất cao. Điều này rất nguy hiểm cho những người bị đau dạ dày và đường ruột. Đau bụng có thể dễ dàng gây ra.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bài thuốc trị viêm loét dạ dày- tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên. Theo y học cổ truyền (YHCT), bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống với các thể: vị âm hư suy, tỳ vị hư hàn và can khí phạm vị. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc YHCT có hiệu quả tốt trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng thể tỳ vị hư hàn và vị âm hư suy.

chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng cây hoàng kỳ

Thể tỳ vị hư hàn

Triệu chứng: Đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi, thích xoa bóp và chườm nóng, đầy bụng, nôn ra nước trong, sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân nát, có lúc táo, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch hư tế.

Phương pháp chữa: Ôn trung kiện tỳ (ôn bổ tỳ vị, ôn vị kiện trung).

Bài 1: Bố chính sâm 12g, bán hạ chế 6g, lá khôi 20g, sa nhân 10g, gừng 4g, trần bì 6g, nam mộc hương 10g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm: hoàng kỳ 16g, quế chi 8g, sinh khương 6g, bạch thược 8g, cam thảo 6g, đại táo 12g, hương phụ 8g, cao lương khương 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Nếu đầy bụng, ợ hơi (khí trệ) thêm chỉ xác, mộc hương mỗi thứ 6g, trong bụng óc ách nước, nôn ra nước trong bỏ quế chi, thêm bán hạ chế 8g, phục linh 8g.

Bài 3: Hương sa lục quân tử thang hợp Lý trung thang gia giảm: đảng sâm 9g, bạch truật 9g, bán hạ 9g, phục linh 12g, trần bì 6g, can khương 4g, ngô thù 4g, mộc hương 6g, cam thảo 6g, sa nhân 6g.

– Nếu hàn nhiều gia nhục quế 4g, nếu khí hư nhiều gia trích hoàng kỳ 12g.

Thể vị âm hư suy

Triệu chứng: Vùng thượng vị đau âm ỉ, không muốn ăn, miệng khô, đại tiện táo, lưỡi đỏ khô, mạch tế hoặc tế sác.

Pháp điều trị: tư dưỡng vị âm.

Bài 1: Sa sâm mạch đông thang hợp Thược dược cam thảo thang: sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, ngọc trúc 9g, thạch hộc 12g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, phật thủ 9g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Nếu âm hư nhiều – trường hợp thiểu toan của dạ dày có thể gia sơn tra 10g, ô mai 10 quả, mộc qua 6g.

– Nếu kết quả sinh thiết thấy niêm mạc dạ dày loạn sản ruột, trường hợp tăng sinh không điển hình gia nga truật 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, bán chi liên 20g.

– Nếu viêm dạ dày cấp và loét trợt xuất huyết gia liên kiều 12g, bồ công anh 20g, phù dung diệp 12g.

Bài 2: Nếu thiểu toan dạ dày có thể dùng bài Ô mai hoàn: ô mai 10 quả, hoàng bá 18g, phụ tử chế 8g, hoàng liên 8g, quế chi 6g, can khương 6g, tế tân 6g, đương quy 8g, đảng sâm 12g, xa tiền 10g. Sắc uống ngày 1 thang. 

Nguyên nhân – cơ chế bệnh sinh theo YHCT

– Do tình chí bị kích thích, dẫn đến can khí uất kết mất khả năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị mà gây ra các triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua… u uất buồn giận thương tổn can, can khí mất sơ thông, hoành nghịch phạm vị, tạo thành can vị bất hòa. Vị khí không thông giáng thì buồn nôn, nôn, ợ hơi. Can khí uất lâu hóa hỏa, hỏa tà thương tổn âm dẫn tới đau tăng lên.

– Hoặc do ăn uống thất thường, ăn nhiều các chất chua cay… làm tỳ vị bị tổn thương mất khả năng kiện vận, hoặc do tiên thiên bất túc (tỳ vị hư) hàn tà nhân đó xâm nhập vào gây khí trệ, huyết ứ mà sinh ra các cơn đau.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

5 bài thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả tại nhà

Nhằm giúp bạn thoát khỏi tình trạng đau dạ dày kéo dài, Trigaicotsong.com sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh này. Cùng với đó, các bạn cũng nên tham khảo 5 bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả tốt mà việc thực hiện lại vô cùng dễ dàng ở bên dưới.

Đau dạ dày, viêm loét tá tràng, dạ dày thường có những triệu chứng và biểu hiện như: buồn ói, nôn mửa, đau bụng, phân có máu, khó tiêu hóa… Tình trạng đau dạ dày không những gây cho bạn sự khó chịu, những cơn đau âm ỉ mà còn khiến khả năng hoạt động và làm việc của bạn bị yếu dần do ăn không ngon miệng, gây khó khăn cho việc tập trung cho công việc và sinh hoạt thường ngày. Điều bạn cần có phải là các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày?

biểu hiện bệnh tiểu đường

Đau dạ dày gây cho bạn sự khó chịu và những cơn đau âm ỉ.

Dưới đây là một số bài thuốc đông y chữa đau dạ dày hiệu quả nhất mà chúng tôi vừa tổng hợp được.

1. Bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả: Mật ong và nghệ vàng tươi 

Củ nghệ tươi có khả năng chữa tình trạng loét dạ dày và hạn chế khả năng tiết dịch vị của dạ dày. Ngoài ra, tinh chất nghệ giàu tính kiềm giúp trung hòa độ axit trong dịch vị; nghệ vàng cũng giúp chống viêm, chữa lành những vết loét trong dạ dày nên ông bà ta thường sử dụng nghệ vàng cùng với mật ong nhằm cho ra một bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày do dư dịch vị. Mật ong còn có khả năng trung hòa, giảm những kích ứng nơi dạ dày.

chữa bệnh dạ dày bằng một ong và nghệ

Hỗn hợp mật ong- nghệ tươi giúp trung hòa axit của dạ dày.

Hãy bỏ vào ly nước đó 3 muỗng nhỏ bột nghệ tươi cùng với một muỗng nhỏ 10cc mật ong rồi dùng muỗng khuấy cho tan đều để có được một hỗn hợp cách chữa đau dạ dày bằng nghệ tươi và mật ong.

2. Bài thuốc chữa đau dạ dày nhanh chóng: Nước bắp cải

Hàng ngày, các bạn chỉ cần uống một nửa ly nước ép cải bắp vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Tình trạng đau dạ dày của bạn sẽ giảm đi trông thấy nhờ bắp cải giàu vitamin U (Ulcer) có khả năng hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày rất tốt.

3. Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày: Cam thảo

Cùng với các vị thuốc nam chữa đau dạ dày khác, cam thảo là một loại thảo dược có tác dụng tăng cường bảo vệ của cơ thể, qua đó giúp ngăn ngừa việc hình thành những vết loét bên trong dạ dày. Nhiều danh y tỏ ra tin tưởng sử dụng cam thảo hơn cả các vị thuốc chữa đau dạ dày chống axit khác khi chữa viêm loét dạ dày cho các bệnh nhân của họ.

chữa bệnh đau dạ dày bằng cam thảo

Cam thảo có tác dụng tăng cường bảo vệ của cơ thể.

Các bạn cần lưu ý, hãy ăn cam thảo trước mỗi bữa ăn khoảng nửa tiếng để giúp cho những vết loét được chữa trị có kết quả tốt hơn do lúc đó cam thảo hoạt động như 1 lớp màng ở dạ dày, giúp dạ dày bạn được bảo vệ.

4. Thuốc nam chữa đau dạ dày: Lá mơ

Lá mơ cũng là một trong những loại thảo dược có trong bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả. Hãy chọn ra 20 gram lá mơ để rửa sạch rồi giã cho nhuyễn, đem vắt cho ra nước để uống trong ngày.

chữa bệnh dạ dày bằng lá mơ

Lá mơ- một loại thảo dược rất có lợi cho dạ dày.

5. Chuối hột chữa đau dạ dày công hiệu

Có lẽ ít người biết về tác dụng chữa đau dạ dày vô cùng hiệu quả của chuối hột. Hãy xắt mỏng trái chuối hột già rồi đem đi phơi khô ở nơi bóng râm; cuối cùng nghiền nát ra thành bột. Lúc sử dụng, bạn pha bột này với nước ấm để phát huy tác dụng. Trước các bữa ăn sáng- chiều- tối hàng ngày, hãy áp dụng bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả này các bạn nhé!


Hãy dùng bột chuối hột với nước ấm bạn nhé!

Những bài thuốc dân gian trên rất có tốt cho người bệnh nếu sử dụng thường xuyên và đều đặn. Tuy nhiên lại mất khá nhiều thời gian để chế biến và hiệu quả hơi lâu, không tức thời. Vì vậy, khi muốn thoát khỏi căn bệnh này, thuốc đặc trị có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.




NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

5 triệu chứng của ung thư đại tràng: Có thể bạn mắc mà không biết

Nếu bạn thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa trong đó xen kẽ giữa ỉa chảy và táo bón thì hãy cẩn thận vì đó có thể là triệu chứng báo hiệu bạn mắc ung thư đại tràng.

Ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư ác tính rất hay gặp, đứng thứ 3 trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa chỉ sau ung thư dạ dày và ung thư trực tràng.

Ung thư đạit ràng mặc dù tiến triển tương đối chậm và di căn muộn nhưng lại có tỷ lệ tử vong khá cao, chỉ sau ung thư phổi, do các triệu chứng của bệnh rất ít nên khó chẩn đoán.

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1 triệu ca ung thư đại tràng được phát hiện mới và một nửa trong số đó tử vong. Còn ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 ca mắc bệnh mới và con số tử vong cũng khoảng 50%.

ung thư đại tràng

1. Tiên lượng và tỷ lệ sống thêm của ung thư đại tràng

Bạn có thể xem những thông tin về tiên lượng và tỷ lệ sống thêm của căn bệnh này để thấy rằng việc phát hiện ra bệnh sớm quan trọng thế nào:

- Giai đoạn 1 - giai đoạn rất sớm của bệnh có tỷ lệ chữa khỏi cao. Sau phẫu thuật, 94% số bệnh nhân sống được sau 5 năm.

- Giai đoạn 2: Sau khi phẫu thuật trên 82% số bệnh nhân sống trên 5 năm.

- Giai đoạn 3: Sau khi phẫu thuật, 67% số bệnh nhân sống được ít nhất 5 năm.

- Giai đoạn 4: Đối với ung thư đại tràng giai đoạn này, tỷ lệ sống rất thấp chỉ khoảng 11% số bệnh nhân sẽ sống được ít nhất 5 năm.

Nhưng nếu ung thư đã di căn vào gan và các khu vực trong gan có thể loại bỏ bằng phẫu thật thì tỷ lệ sống 5 năm vào khoảng 25 - 40%.

2. Những triệu chứng có thể đoán biết ung thư đại tràng:

Mặc dù ung thư đại tràng không có những triệu chứng rõ ràng nhưng nếu người bệnh để ý đến các vấn đề sức khỏe của mình thì có thể đặt dấu hỏi với những dấu hiệu sau:

- Đau bụng: Đau bụng là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân ung thư đại tràng. Các cơn đau bụng thường không rõ ràng và dữ dội mà có hình thức âm ỉ giống cơn đau khi viêm ruột thừa hoặc viêm đại tràng.

Vị trí của các cơn đau thường ở vùng hố chậu phải hoặc hố chậu trái hay vùng thượng vị tùy theo vị trí của ung thư.

- Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa thường chỉ là triệu chứng thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng. Nếu bạn cảm thấy mình rơi vào tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xuyên và xen kẽ giữa ỉa chảy và táo bón thì hãy cẩn thận.

- Đại tiện ra máu: Người bị ung thư đại tràng thường có triệu chứng đại tiện thấy có máu lẫn với phân, máu thường màu xám chứ ít khi có màu đỏ tươi.

- Có khối u: Ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm thường không thấy gì đặc biệt nên ở giai đoạn muộn có thể sờ thấy khối u. Một số bệnh nhân gặp phải tình trạng tắc ruột.

- Cơ thể thiếu máu, sút cân, xanh xao, đôi khi xuất hiện sốt: Những triệu chứng này thường gặp ở bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn muộn.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng

Tại Việt Nam theo thống kê bệnh ung thư đại trực tràng đứng ở vị trí tứ 5 trong các bệnh thường gặp sau bệnh ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng.

Đây là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu người bệnh chủ động trong việc phát hiện những dấu hiệu cảnh báo, việc điều trị thành công là điều hoàn toàn có thể. Một số triệu chứng bệnh ung thư đại trực tràng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ở giai đoạn sớm bao gồm:
Thay đổi thói quen đại tiện

Đây được đánh giá là dấu hiệu vàng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh bạn cần lưu ý. Do sự kích thích của khối u, người bệnh trong một thời gian ngắn xuất hiện số lần đại tiện tăng lên.

Bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen đại tiện như táo bón, đi ngoài phân lỏng, thường xuyên có cảm giác muốn đi ngoài, cảm giác đại tiện không hết. Khi khối u phát triển nhanh che lấp miệng trực tràng sẽ dẫn đến hiện tượng táo bón, phân nhỏ hoặc hình dạng phân thay đổi.

Đau bụng kéo dài

biểu hiện của bệnh ung thư đại tràng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng như do ngộ độc thức ăn hay những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, tuyến tụy, gan. Tuy nhiên trong một số trường hợp đau bụng kèm theo đại tiện thường xuyên thì đây là dấu hiệu cảnh báo tồn tại những khối u trong ổ bụng, cần đi kiểm tra sớm và không loại trừ nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Ợ hơi, chướng bụng

Chướng bụng, ợ hơi là những triệu chứng thường gặp của các bệnh về đường tiêu hóa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như lượng tinh bột trong dạ dày không được tiêu hóa hết, rối loạn vận động nhu động tiêu hóa làm cho thức ăn bị giữ lại ở dạ dày đẩy xuống ruột chậm, rối loạn hệ vi sinh trong đường tiêu hóa… đây cũng có thể là triệu chứng bệnh ung thư đại trực tràng đáng được quan tâm.

Đại tiện ra máu

Việc đi ngoài ra máu có thể kể đến một số nguyên nhân như:
  • Nứt kẽ hậu môn: Khi mắc căn bệnh này bệnh nhân sẽ có cảm giác đau khi đi vệ sinh và phân có lẫn máu.
  • Bệnh trĩ: Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu cũng có những triệu chứng giống với bệnh nứt kẽ hậu môn. Ở giai đoạn đầu búi trĩ chỉ sa xuống khi đi vệ sinh, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng bệnh nhân buộc phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ.
  • Bệnh ung thư đại trực tràng. Trong số những trường hợp mắc căn bệnh này có khoảng 80%-90% các trường hợp có hiện tượng đại tiện ra máu, máu có thể đỏ tươi hoặc đỏ thẫm trộn lẫn với dịch nhầy.

Xuất hiện khối u

Theo thống kê cho biết đa phần các bệnh ung thư đều phát sinh khối u. Bệnh nhân cần chú ý khi phát hiện những khối u bất thường ở bụng, đặc biệt ở phía bên đại tràng hay hạ sườn phải.

Những bệnh về đường tiêu hóa thường có biểu hiện khá giống nhau nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn. Khi có những triệu chứng trên tốt nhất người bệnh nên đi kiểm tra để có kết luận chính xác và phương pháp điều trị sớm nhất.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Bí quyết phòng ngừa và trị bệnh dạ dày hiệu quả

Thống kê cho thấy số lượng bệnh nhân bị đau dạ dày ngày càng gia tăng. Đau dạ dày hay nói chính xác là viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng,… còn được coi là căn bệnh của xã hội hiện đại.

Ăn nhanh, ăn vội vàng, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Ngoài ra việc thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, ăn uống không đúng giờ, ăn đồ ăn nhanh được chế biến sẵn, sử dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Bệnh đau dạ dày có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, trẻ em từ 1 tuổi trở lên cho đến những cụ già ngoài 90 tuổi cũng có thể mắc bệnh dạ dày.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh dạ dày là do tăng chế tiết axit làm hư hại niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị viêm loét.

Sử dụng các loại kháng sinh như: aspirin, hoặc sử dụng một số loại kháng sinh để điều trị các bệnh về đau lưng, xương khớp cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày.
Năm 1982 các nhà khoa học đã tìm ra thêm một nguyên nhân gây viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh dạ dày

Sau bữa ăn thường thấy xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau lâm râm ở vùng trên rốn có thể là nguyên nhân của bệnh dạ dày chữa bệnh sỏi thận. Nếu dấu hiệu đau bụng xuất hiện khoảng 1 giờ sau khi ăn thì là dấu hiệu của viêm loét dạ dày. Trường hợp đau bụng xuất hiện khoảng 3 giờ sau ăn thì là dấu hiệu của viêm loét hành tá tràng.

cấu tạo dạ dày
Ảnh minh họa: cấu tạo dạ dày

Tuy nhiên khi thấy xuất hiện những dấu hiệu trên người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám, kiểm tra và nội soi điều trị bệnh tiền liệt tuyến. Thông qua kết quả nội soi bác sĩ mới có thể kết luận một cách chính xác bệnh nhân có bị viêm loét dạ dày hay không. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên nội soi quá nhiều lần vì nó có thể gây xước niêm mạc dạ dày.


Đối với bệnh dạ dày có rất nhiều loại thuốc điều trị hiệu quả, tuy nhiên thời gian điều trị đòi hỏi phải kiên trì. Người bệnh cần uống thuốc theo liệu trình của bác sĩ, tránh bỏ giữa chứng khiến bệnh khó điều trị hơn.

Bệnh dạ dày nếu không được điều trị sớm, và điều trị dứt điểm có thể gây những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thậm chí có thể gây ung thư dạ dày.

Phòng ngừa bệnh dạ dày

Để phòng ngừa bệnh dạ dày mỗi người nên có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thói quen dùng bia rượu. Khi bị đau lưng, đau nhức xương khớp không tự ý mua thuốc giảm đau, chống viêm, chống nhiễm khuẩn về điều trị, mà nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc điều trị cơn đau quặn thận. Riêng đối với việc phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp cách tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn sạch, uống sạch.

Lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh dạ dày

Đối với những người đã mắc bệnh cần hạn chế căng thẳng. Nên xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, thời gian biểu thích hợp. Trong quá trình điều trị nên thực hiện theo những chỉ dẫn của thầy thuốc.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com


Cách giảm đau, nóng rát khi viêm loét dạ dày

Tính chất cơn đau xuất hiện trong viêm loét dạ dày thường thấy lúc thì âm ỉ, lúc dữ dội nhưng khó chịu nhất cho người bệnh là những hiện tượng đau rát cồn cào như lửa đốt. Vậy chúng ta làm gì để giảm những cơn đau như “thiêu đốt” này?

Đau, nóng rát là biểu hiện thường thấy ở bệnh viêm loét dạ dày.

Đau tức vùng trên rốn (thượng vị), có lúc cơn đau dữ dội nhưng hầu hết là đau âm ỉ, đau quặn hoặc bỏng rát. Đau có tính chất chu kì trong ngày và trong năm,đau kéo dài vài tuần rồi hết,vài tháng hoặc năm sau lại xuất hiện một đợt đau, đau sau khi ăn vài giờ. Khi cơn đau, nóng rát đến khiến bạn cảm thấy cực kì khó chịu.

biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày

Đau, rát khi bị dạ dày

Phòng ngừa và hạn chế các cơn đau rát dạ dày.

Để có được dạ dày khỏe mạnh, những cơn đau, nóng rát bị đẩy lùi dài hạn thì người bệnh nên tuân thủ và thực hiện theo một số hướng dẫn sau đây:

- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí, ăn ít các thực phẩm chiên rán, giảm tối đa các thực phẩm ngâm muối, hạn chế đồ sống, lạnh thực hiện chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ.

- Tránh các tác nhân gây bệnh: Rượu bia, thuốc lá, café, đồ uống có ga, đồ uống lạnh, thức ăn cay.

- Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn uống nước ấm ở nhiệt độ 30-32độ C kết hợp với xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp ổn định mạch máu, tăng khả năng phòng vệ cho dạ dày và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, giảm đau.

Giải pháp mới cho người viêm loét dạ dày

Khi những cơn đau dạ dày xuất hiện bạn có thể sử dụng những sản phẩm có chứa thành phần là Dạ cẩm, Bồ công anh nam, Khổ sâm nam kết hợp với nhau để nhanh chóng làm dịu các cơn đau. Theo như Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật thì cây Dạ cẩm có tác dụng làm dịu cơn đau, tiêu viêm, được dùng điều trị các bệnh loét dạ dày, chữa vết thương chóng làm lên da non… Năm 1962, bệnh viện Lạng Sơn đã dùng Dạ cẩm chữa loét dạ dày, với tác dụng giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày, bớt ợ chua, làm vết loét se lại.

cây dạ cẩm chữa viêm loét dạ dày

Ảnh: Cây dạ cẩm chữa viêm loét dạ dày

Bên cạnh việc giảm nhanh các triệu chứng trông thấy: đau rát, đầy hơi chướng bụng, ợ chua ợ hơi….thì khắc phục bệnh tận gốc luôn là yếu tố cốt lõi. Với gần 4000 nghiên cứu tiền lâm sàng, chất curcumin đã nổi lên như là một chất có tác dụng kháng viêm rất tốt, nhất là với việc kháng viêm, làm lành ổ loét ở những người viêm loét dạ dày. Curcumin là tinh chất màu vàng của củ Nghệ, loài cây có một lịch sử sử dụng lâu dài ở Ấn Độ và các nước phương đông.

Nhưng ở thể curcumin đơn thuần thì khả năng hấp thu kém nên các nhà khoa học Italia đã nghiên cứu ra Curcumin phytosome (Meriva) là sự kết hợp từ dịch chiết curcumin được chuẩn hóa với phosphatidylcholin-một hợp chất tự nhiên từ đậu nành, đây là một dạng công nghệ bào chế rất ưu việt, đã được chứng minh đem lại khả năng hấp thu cao (gấp khoảng 31.5 lần so với dạng curcumin đơn thuần) và nồng độ duy trì lâu hơn ở trong máu, giúp mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn rất nhiều. Với hiệu quả đã được kiểm chứng, những người sử dụng sản phẩm có chứa curcumin phytosome giúp tái tạo những vị trí tổn thương trên bề mặt niêm mạc dạ dày, khắc phục bệnh từ gốc.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Ăn chung mâm dễ chung bệnh dạ dày

Trong quá trình điều trị bệnh lý dạ dày-tá tràng, các bác sĩ phát hiện nhiều trường hợp người thân trong cùng gia đình đến khám với biểu hiện khá giống nhau: ăn không tiêu, ợ hơi, đau bụng trên rốn, đầy bụng, hơi thở có mùi hôi... và xét nghiệm thường cho kết quả nhiễm khuẩn HP.
ăn chung mâm dễ bị lây bệnh dạ dày
Khuần HP có thể lây qua cách ăn này. Ảnh: Hồng Thái

Những đường lây khuẩn Helicobacter pylori

PGS.TS.BS Trần Thiện Trung, trưởng phòng khám tiêu hoá bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết có nhiều đường lây nhiễm vi khuẩn HP: miệng – miệng (qua nước bọt từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con…); dạ dày – miệng (trào ngược dạ dày – thực quản đưa HP từ dạ dày lên miệng, bám vào mảng cao răng gây lây nhiễm qua đường miệng). “Nguy cơ lây nhiễm cao nhất vẫn là do cách ăn uống chung trong gia đình có người nhiễm HP, mọi người chấm cùng một chén nước mắm hay người bị nhiễm không dùng đũa riêng...”, BS Trung nói.

Ngoài những đường lây trên, theo TS.BS Lê Thị Hồng Thu, hội Khoa học tiêu hoá Việt Nam, vi khuẩn HP còn có thể lây qua phân người (do không rửa tay sạch sau khi đi tiêu và trước khi ăn; hay qua trung gian côn trùng như ruồi, gián... khi thức ăn không đậy kỹ); nước cũng có thể là trung gian truyền bệnh (HP hiện diện trong nguồn nước ngầm, nước giếng, nước thải chưa qua xử lý)… “Phát hiện khuẩn HP ở mèo cho thấy động vật là một nguồn lây nhiễm”, BS Thu cho biết.

Phòng ngừa là quan trọng nhất

HP được xem là nguyên nhân của nhiều bệnh lý dạ dày – tá tràng, hiện vẫn chưa tìm được vắc xin hữu hiệu. Do đó, đề ra các biện pháp phòng ngừa là hết sức cần thiết. “Nên dọn mỗi người một khẩu phần riêng, hoặc khi ăn lấy riêng mỗi người một chén nước chấm rót vừa đủ. Tập thói quen sử dụng muỗng chung cho từng món; khi ăn chung, gắp thức ăn chung phải trở đầu đũa. Cũng cần lưu ý không ăn rau sống rửa không sạch, tránh dùng nguồn nước ao hồ, sông suối...”, BS Trung nói.
BS Thu lưu ý mọi người cần xử lý các chất thải và phân cho vệ sinh: “Tuyệt đối không dùng phân để bón và tưới cây, tưới rau. Vệ sinh trong nhà trường cũng hết sức lưu ý để tránh lây nhiễm cho trẻ, như không dùng muỗng chung để đút thức ăn cho nhiều cháu, chú ý dọn sạch chất nôn ói từ trẻ. Những chất nôn và nhất là vừa mới nôn ở trẻ em là con đường lây nhiễm HP thường gặp tại học đường. Cần thay đổi thói quen lấy tay thấm nước bọt đếm tiền, lật tài liệu... Rửa tay sạch trước khi ăn. Bỏ thói quen mẹ nhai cơm nát đút cho con”.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Chế độ ăn uống của người bị viêm loét dạ dày tá tràng và sau phẫu thuật

Nguyên nhân bị loét dạ dày tá tràng cho đến nay còn chưa được nghiên cứu làm rõ , những nhận định chung cho rằng bệnh có liên quan đến tình trạng dịch toan dạ dày gia tăng, khả năng đề kháng của niêm mạc dạ dày, tá tràng bị tổn hại và người bệnh bị căng thẳng thần kinh quá mức hoặc ưu phiền.

Triệu chứng bệnh chủ yếu là đau hoặc khó chịu ở phần bụng trên.Tính chất đau có thể khác nhau như đau cồn cào, đau từng cơn , đau đầy chướng, đau âm ỉ hoặc dữ dội, chỗ đau thường rộng bằng bàn tay. Người bị đau sau khi ăn thường là do loét dạ dày; người đau lúc đói thường là loét hành tá tràng. Ngoài triệu chứng đau bụng, người bệnh còn có thể thấy hơi thở nóng, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn ọe, mất ngủ ,gầy yếu.


Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân là : ăn các món giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa , lại không có tính kích thích. Vì vậy bệnh nhân cần chọn những thực phẩm như sữa bò, nước cháo, sữa đậu nành, canh trứng , bột ngó sen, bánh bao có bột nở lên men, cơm ,đậu phụ ,bí xanh, khoai tây, rau chân vịt, ngân nhĩ, đại táo, thịt nạc ,cá v.v… phương pháp chế biến chủ yếu là hấp, luộc, ninh, nhừ.

dinh dưỡng cho người phẫu thuật viêm loét dạ dày
Chế độ ăn uống cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng và sau phẫu thuật viêm loét dạ dày tá tràng

Nên thái nhỏ thực phẩm, nấu kỹ cho mềm. như vậy vừa bảo đảm đủ năng lượng và các chất protein và vitamin phong phú, giúp hồi phục các tổ chức tế bào bị tổn hại và làm mau lành vết loét, vừa tránh được sự kích thích cơ học và hóa học của thức ăn đối với niêm mạc dạ dày và ruột. Người bệnh bị nôn ra máu hoặc đại tiện ra phân đen cần ngừng ngay ăn cứng , sau khi ngừng chảy máu 24 giờ mới ăn một ít sữa bò nguội, bệnh ổn định dần mới ăn các món thông thường khác. Chế độ ăn uống của bệnh nhân cần căn cứ theo tình hình cụ thể để thay đổi các món kể trên, tránh ăn đơn điệu trùng lặp. Khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ, có tâm trạng thoải mái.

Người bệnh nên kiêng ăn những gì?

Căn cứ theo nguyên nhân và đặc điểm của bệnh. Người bệnh không nên ăn những thứ sau đây :

– Lương thực khô ( như bột cao lương , bột ngô) , rau cần, rau hẹ, cải bắp, hành tây , ngó sen, giá đậu và các món rán, hun khói ,ướp. Những loại thực phẩm trên hoặc do có nhiều chất xơ, hoặc thô cứng, khó tiêu hóa , dễ kích thích cơ học đối với đường ruột , ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày tá tràng , làm tình trạng viêm loét nặng thêm. Nước hầm thịt đặc , trà đặc, cà phê, rượu , hạt tiêu, mì chính và những món ăn quá chua , quá mặn ,quá cay. Những thực phẩm này gây kích thích hóa học đối với đường ruột, làm dịch toan dạ dày tiết ra nhiều , bệnh sẽ trầm trọng thêm.

Ngoài ra, những thực phẩm sinh đầy hơi như thịt sống , tỏi sống, nước giải khát có ga; những thức ăn uống quá lạnh hoặc quá nóng cũng không nên dùng. Bởi vì những món ăn sinh hơi làm chướng bụng , gây đau, thậm chí gây thủng dạ dày, ruột. Những thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng dễ ảnh hưởng xấu đến mạch máu trên mặt niêm mạc dạ dày, kích thích vết loét gây đau đớn.




NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Viêm, loét dạ dày - tá tràng có dễ gây ung thư?

Viêm loét dạ dày - tá tràng (VLDD - TT) là một trong những bệnh gặp khá nhiều trong cộng đồng dân cư nước ta. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Có thể phòng và chữa được bệnh VLDD - TT.

Viêm loét dạ dày - tá tràng (VLDD - TT) là một trong những bệnh gặp khá nhiều trong cộng đồng dân cư nước ta. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Có thể phòng và chữa được bệnh VLDD - TT.

Điểm mặt kẻ gây viêm loét dạ dày - tá tràng

Nguyên nhân hàng đầu, chiếm tỷ lệ cao nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Ngoài nguyên nhân chính là vi khuẩn HP thì VLDD - TT còn do một số yếu tố khác gây nên với một tỷ lệ thấp (hoặc là đơn phương hoặc kết hợp) như do dùng thuốc aspirin, corticoid, thuốc chữa khớp không steroid, do uống nhiều rượu bia, do căng thẳng thần kinh (stress) trong một thời gian dài hoặc do bệnh tự miễn.


điều trị bệnh viêm dạ dày
Nội soi tìm vi khuẩn gây viêm dạ dày còn giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý khác ở thực quản và tá tràng. Ảnh: T. Chương


Dấu hiệu nhận biết

Đau là triệu chứng thường gặp nhất. Vị trí đau thường gặp nhất ở vùng thượng vị (trên rốn), đau âm ỉ hoặc đau dữ dội (nếu bị thủng dạ dày - tá tràng thì đau như dao đâm). Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm và lâu hơn nữa, có khi hàng chục năm. Đa số bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi (nóng sang lạnh, ngược lại hoặc áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc). Đôi khi trạng thái thần kinh căng thẳng, lo lắng hoặc sau ăn thức ăn chua, cay cũng làm cơn đau xuất hiện hoặc đau kéo dài. Tính chất đau của viêm hoặc loét dạ dày tá tràng nhiều khi khó phân biệt nhưng mới bị viêm thì ăn vào cơn đau sẽ tăng lên, còn khi đã loét thì no, đói đều đau. Cơn đau có thể xuyên ra sau lưng, lên vai, ngực làm cho người bệnh lầm tưởng bệnh khác.

Các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, trung tiện nhiều lần, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê. Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo, làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch rất khó chịu (nhiều khi phải móc họng nôn ra mới thấy dễ chịu). Vì vậy, người bị VLDD - TT lâu năm thường gầy, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, phân có thể có màu đen (do xuất huyết). Chụp Xquang có uống thuốc cản quang vẫn có giá trị chẩn đoán trong trường hợp không có nội soi dạ dày. Nếu có điều kiện, có thể nội soi dạ dày - tá tràng. Kỹ thuật này sẽ có giá trị lớn trong chẩn đoán nếu bác sĩ nội soi được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm. Bởi vì nội soi, ngoài việc xác định được vị trí tổn thương, tình trạng tổn thương, u cục thì trong những trường hợp nghi ngờ bệnh ác tính có thể sinh thiết để tìm tế bào lạ. Sinh thiết còn giúp cho việc lấy bệnh phẩm để nhuộm gram, thử tets ureaza, nuôi cấy phân lập xác định vi khuẩn HP và làm kháng sinh đồ để xác định tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn này.

Bệnh VLDD - TT có thể nhầm với bệnh viêm tụy, viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật hoặc bệnh tim, phổi (đau vùng mũi ức) hoặc thoái hóa cột sống lưng (đau xuyên ra lưng). Trong một số trường hợp do viêm ruột thừa ở những giờ đầu cũng có thể đau thượng vị. Đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen có thể nhầm với những bệnh nhân bị giun móc. Trong những trường hợp này cần xét nghiệm phân tìm trứng giun móc để giúp cho chẩn đoán phân biệt tốt hơn cũng như điều trị có hiệu quả hơn.


hình ảnh dạ dày bị loét
Hình phóng to mô tả một đoạn dạ dày bị loét.


Điều trị thế nào?

Nên dựa vào nguyên nhân gây bệnh, nếu do vi khuẩn HP thì phải dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, chống tăng tiết dịch vị và cần có thuốc bao phủ niêm mạc, tránh tác dụng của dịch vị. Ngoài ra, cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp cho người mắc bệnh về dạ dày. Luôn luôn cảnh giác với xuất huyết dạ dày hoặc thủng dạ dày vì cả hai loại biến chứng này phải cấp cứu khẩn trương, nếu không thì tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.

Rất dễ biến chứng thành ung thư

Các trường hợp viêm dạ dày tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị rất dễ biến chứng thành ung thư hóa. Tuy rằng viêm loét dạ dày thì ít đau hơn là viêm loét tá tràng. Ngược lại, viêm loét tá tràng thì ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ làm hẹp môn vị (do hành tá tràng loét xơ chai gây co kéo môn vị), đặc biệt là loét hành tá tràng rất dễ làm chảy máu. Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen. Trong trường hợp chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi thối rất đặc biệt như “mùi cóc chết”. Và tất nhiên, các vị trí loét khác của dạ dày cũng có thể bị biến chứng chảy máu. Một loại biến chứng cũng rất thường gặp và rất nguy hiểm là thủng dạ dày - tá tràng. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ dẫn đến viêm phúc mạc (màng bụng), gây sốc và có thể tử vong.

Lời khuyên của thầy thuốc

Bệnh VLDD - TT chủ yếu do vi khuẩn HP, vi khuẩn này lây theo đường ăn uống mà chuyên môn thường gọi là lây theo đường “phân - miệng”. Vì vậy, ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu. Trong gia đình khi có người bị VLDD - TT thì bát, đũa, cốc, chén... không nên dùng chung hoặc phải nhúng vào nước đun sôi sau khi đã rửa sạch. Cần xóa bỏ thói quen mớm cơm cho trẻ với bất kỳ hình thức nào. Nếu phụ huynh hoặc người giúp việc mà bị bệnh về dạ dày thì mớm cơm rất dễ dàng làm lây bệnh cho trẻ. Ngoài ra, việc quản lý chất thải, phân đóng vai trò đáng kể trong việc phòng bệnh. Bởi vì, nếu quản lý tốt các khâu này thì sẽ làm cho mầm bệnh không phát tán ra xung quanh và con người sẽ không bị lây nhiễm qua thức ăn, nước uống. Không tự mua thuốc aspirin, corticoid, thuốc non-steroid (thuốc điều trị khớp) để tự điều trị. Không lạm dụng rượu bia, không ăn quá chua cay và tránh căng thẳng thần kinh.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com