Viêm dạ dày mạn tính có thể xảy ra cùng lúc với viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, tá tràng... Và thường có những biểu hiện khá giống nhau đau vùng bụng, ợ chua, ợ cay, đau rát vùng thượng vị, chướng, đầy hơi. Do vậy để nhận biết được rõ loại bệnh là rất khó khăn.
Nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính
Qua nghiên cứu và qua nhiều trường hợp bệnh, bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính được xác định là do các nguyên nhân sau:
Ăn uống:
+ Nuốt nhiều, nhanh, nhai không kỹ, bữa ăn không đúng giờ giấc...
+ Ăn nhiều thức ăn có nhiễm chất các hoá học dùng trong nông nghiệp và kỹ nghệ thực phẩm.
+ Ăn nhiều gia vị (chua, cay), uống cà phê đặc, uống rượu, hút thuốc lá lâu ngày sẽ tác động có hại cho niên mạc dạ dày và gây bệnh.

Các yếu tố cơ học: (phóng xạ, quang tuyến), một số thuốc nhuận tràng dùng kéo dài, các thuốc bột kiềm gây trung hòa dịch vị quá mức sẽ dẫn tới phản ứng đột biến tăng tiết a xít HCL làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Yếu tố nhiễm khuẩn: Gây viêm dạ dày mạn hoặc duy trì viêm dạ dày mạn (đặc biệt chú ý các nhiễm khuẩn ở tai mũi họng, răng, viêm phế quản mạn). Trong bệnh Biermer thấy có vi khuẩn trong dạ dày (do nồng độ a xít dịch vị thấp nên vi khuẩn phát triển). Vai trò của Helicobacter polyri trong viêm dạ dày mạn và loét HTT đang được chú ý nhiều. Người ta thường thấy viêm dạ dày mạn xảy ra cùng với loét dạ dày, loét hành tá tràng, bênh đại tràng chức năng, táo bón, nhiễm khuẩn ruột, túi mật viêm, trào ngược dịch mật vào dạ dày, viêm miệng nối dạ dày - hỗng tràng, ung thư dạ dày ...
Suy dinh dưỡng: thiếu Fe, thiếu B12, thiếu a xít folic, vitamin C, vitamin PP, thiếu protein.
Rối loạn nội tiết: trong suy yếu tuyến yên, bệnh Hashimoto, thiểu năng cận giáp, bệnh Addison, bệnh đái đường...
Dị ứng: Một số bệnh ngoài da (mày đay, eczema, licben...) hoặc do ăn uống.
Yếu tố miễn dịch: mới đây phát hiện thấy có các kháng thể kháng tế bào thành, kháng yếu tố nội sinh (chỉ thấy trong bệnh Biermer), song cơ chế bệnh lý chưa rõ.
Yếu tố tâm lý: rối loạn thần kinh thực vật,có thể gây nên viêm dạ dày và rối loạn tiêu hoá.
Yếu tố di truyền: thấy rõ hơn cả trong bệnh Biermer (Hấp thu B12 kém ).
Khi bị viêm dạ dày mạn tính cần làm gì?
Trước hết là chế độ ăn: ăn chậm, nhai kỹ, ăn những loại thức ăn dễ tiêu, nấu chín kỹ, khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lư, tránh loại thức ăn nhiều chất xơ, quá nóng, quá lạnh, cứng rắn. Kiêng các chất cay, chua, mỡ rán, rượu, cà phê, thuốc lá. Sau đó kết hợp với điều trị bằng thuốc dạ dày lưu ý khi dùng thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ tránh dùng các thuốc có hại cho dạ dày.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN
Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846
Quận Hà Đông - TP Hà Nội
Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét